Tags:

doanh nghiệp thủy sản

Phí logistics tăng kỷ lục từ cuối năm 2020 đến nay đang trở thành “cơn ác mộng” của các doanh nghiệp thủy sản bởi bị tăng chi phí khiến hao hụt lợi nhuận.

Năm 2021, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, ngành thủy sản chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề. Tăng trưởng tốt trong hai quý đầu năm, đến quý III/2021 sản xuất, xuất khẩu thủy sản bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, với nỗ lực của các cấp, ngành, doanh nghiệp và người dân, đến cuối năm 2021 ngành thủy sản vẫn đạt chỉ tiêu giá trị xuất khẩu, đặc biệt là giữ vững những thị trường xuất khẩu chủ chốt...

Đối diện với muôn vàn khó khăn, các chuyên gia đánh giá ngành thuỷ sản vẫn trụ vững trong đại dịch Covid-19, minh chứng rõ nhất cho việc hội nhập thành công của kinh tế nước ta.

Hiện nay, nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào đang thiếu hụt trong khi mức giá tăng cao so với những thời điểm khác trong năm. Điều này tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối năm cũng như việc triển khai kế hoạch những tháng đầu năm 2022 của doanh nghiệp.

Ngoài việc thiếu hụt lao động để khôi phục sản xuất trong giai đoạn cao điểm cuối năm, các doanh nghiệp thủy sản cũng đối mặt với một loạt khó khăn như giá thức ăn, xăng dầu, cước vận tải tăng cao.

So với cùng kỳ năm trước, hoạt động chế biến, xuất khẩu thủy sản của tỉnh từ đầu năm đến nay gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng và đối mặt với khó khăn về thị trường tiêu thụ.

Chủ đề này được đại biểu các tỉnh ĐBSCL, Bộ NN-PTNT, Bộ Y tế, Hiệp hội, doanh nghiệp,...cùng bàn luận tại Hội nghị trực tuyến, do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, chiều 25/9.

Doanh nghiệp thủy sản sẽ đứng trước nguy cơ đứt gãy của toàn chuỗi nếu trong tháng 9/2021 các giải pháp chống dịch không đi kèm các biện pháp phù hợp để các doanh nghiệp có thể phục hồi sản xuất…

Đến ngày 21/9, CTCP Thực phẩm Sao Ta đã phục hồi 100% công suất sau thời gian giãn cách xã hội. Giá tôm của Sao Ta đang ở mức tốt và công ty tăng tốc sản xuất để đáp ứng nhu cầu của đối tác.

Trong buổi đối thoại trực tuyến với các doanh nghiệp tại huyện Bến Lức, bí thư Tỉnh ủy và chủ tịch UBND tỉnh Long An đã quyết định 'nới' thêm nhiều tiêu chí, gỡ nhiều vướng mắc để doanh nghiệp dễ dàng phục hồi.

Sở Công thương TP Cần Thơ vừa ban hành hướng dẫn tạm thời phương án sản xuất đảm bảo phòng, chống dịch, trong đó đưa ra những điều kiện chung và điều riêng cho từng phương án.

Tình hình dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát, Sóc Trăng đã chuyển sang trạng thái bình thường mới và nhiều tỉnh, thành trong khu vực bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội, nên hoạt động vận chuyển, đi lại ngày càng thông thoáng hơn, lực lượng lao động trở lại làm việc ngày càng nhiều hơn, giúp cho sản xuất, kinh doanh có cơ hội phục hồi sớm hơn.

Trong 2 tháng giãn cách xã hội phòng dịch Covid-19, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ước tính có 300.000 lao động mất việc làm khi các nhà máy thu hẹp sản xuất hoặc tạm ngừng hoạt động.

"Bộ có ý kiến tới các địa phương sớm phê duyệt phương án hoạt động "3 tại chỗ" để DN hoạt động trở lại và xem xét bỏ quy định cách ly 14 ngày đối với lực lượng đi thu hoạch cá mà thay vào đó là xét nghiệm PCR" - ông Nguyễn Hoài Nam đề nghị.

(vasep.com.vn) Gần 2 tháng thực hiện “3 tại chỗ” (3TC), DN thủy sản đối mặt với muôn vàn khó khăn và áp lực đứt gãy toàn chuỗi từ nuôi - khai thác - chế biến- XK. Theo tính toán của sơ bộ của các DN sản xuất “3TC”, giá thành trên đơn vị sản phẩm đã tăng 10-25% tùy theo loại sản phẩm (tôm, cá tra, cá ngừ, hải sản,..) và quy mô công suất chế biến. Một DN trung bình sẽ lỗ khoảng 30%/tháng nếu duy trì sản xuất “3TC” với chỉ 1/3 công suất và sẽ thiệt hại 50-55%/tháng nếu ngưng sản xuất. Đang ngồi trên đống lửa thì lại thêm lo vì quy định tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường 2020 mà Bộ Tài Nguyên Môi trường đang lấy ý kiến thì các nhà máy chế biến thủy sản có lưu lượng xả nước thải ra môi trường từ 200 m3/ngày trở lên đã phải lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải. Trong khi giá thành đầu tư hệ thống tính sơ đã mất cả tỷ đồng, chi phí vận hành trung bình từ 10 - 30 triệu đồng/tháng... Thêm đầu tư một hệ thống vừa đắt đỏ, kết quả không chính xác... mà vẫn có nguy cơ bị phạt.

Tính đến thời điểm ngày 6/9/2021, Việt Nam có 536.788 bệnh nhân Covid-19 và 13.385 ca tử vong, với tỷ lệ tử vong 2,5%. Dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp và để khống chế nó hầu hết các nước đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội. Các nước đang áp dụng nó như thế nào? Bài học nào cho Việt Nam về giãn cách xã hội để sống chung với đại dịch Covid-19?

Trong đợt bùng phát dịch lần này, chỉ 1/3 doanh nghiệp thủy sản phía Nam còn cầm cự sản xuất, với 30-50% lao động huy động được. Không ai dám chắc lực lượng này sẽ duy trì bao lâu, phục hồi 100% sau giãn cách hay không. Ngành thủy hải sản vốn “đỏ mắt” tìm nhân công bởi điều kiện làm việc đặc thù về độ ẩm, nhiệt độ, mùi… khiến người lao động thiếu gắn bó. Thách thức giữ chân và thu hút lao động đã khó nay càng khó hơn.

(vasep.com.vn) Ngày Chủ nhật (5/9/2021), cơ bản cả nước khai trường năm học mới theo hoàn cảnh từng địa phương. Sóc Trăng cẩn thận tính toán trong vài ngày tới dịch giảm nhiều thì sẽ khai giảng sau và giới hạn học sinh tham dự. Ngày 7/9 tỉnh đổi ý, thông báo không làm lễ khai giảng như dự tính, hôm tựu trường nhập học sẽ có nghi thức đơn giản khai giảng. Việc tổ chức 2 trong 1 làm giảm thủ tục, đáp ứng xu thế cải cảnh từ trên.

Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản Minh Phú, hiện nhu cầu mua tôm của khách hàng nước ngoài rất lớn, giá tôm tăng cao mà doanh nghiệp không thể sản xuất hết công suất do vướng nhiều quy định.

Đại diện hộ nuôi, doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý nhà nước đều than hiện nay ngành tôm điêu đứng, người dân không còn dám thả nuôi tôm.